BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – dịch từ hướng dẫn của Hội Thận học Quốc tế

Bệnh virus corona mới (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm mới phát hiện gây lên bởi virus SARS-CoV-2. Biểu hiện ban đầu như một bệnh tổn thương hô hấp cấp với viêm phổi. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thận, tim, tiêu hóa, máu và hệ thống thần kinh. Phần lớn các ca bệnh lây nhiễm không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện hội chứng giống cúm mà có thể hồi phụ tự nhiên. Các biểu hiện lâm sàng phổ biến của nhiễm COVID 19 là sốt (98%), ho (76%), đau cơ và mệt mỏi (18% mỗi triệu chứng). Triệu chứng của nhiễm tùng đường hô hấp trên như chảy nước mũi, ho khan là không phổ biến, ngoại trừ trẻ em. Khoảng 16-20% ca bệnh được phân loại ở mức độ nặng và rất nặng.

COVID-19 có khả năng lây lan nhanh hơn các bệnh lý do virus corona trước đây (như SARS-CoV và  MERS-Co-V). Nó lây truyền từ người sang người qua giọt bắn do ho, qua phân hoặc tiếp xúc trực tiếp, thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm virus cho đến khi biểu hiện triệu chứng) ước chừng 1 đến 14 ngày (thường từ 3 đến 7 ngày). Lây nhiễm có thể diễn ra trong thời gian ủ bệnh.

Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và người cao tuổi, bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền (như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính và bệnh thận mạn tính) là các đối tượng cảm nhiễm đặc biệt với lây nhiễm COVID-19, thường có biểu hiện bệnh nặng hơn. Lây nhiễm xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào khai thác tiền sử tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh (khó xác định chính xác trong trường hợp tiếp xúc với người chưa có biểu hiện bệnh), biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm. Lưu ý, số lượng người mắc bệnh mà không có tiền sử đi lại và tiếp xúc với người bị nhiễm đang tăng lên. Một số cơ quan chức năng đang xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho các phương pháp xét nghiệm, bao gồm cả việc lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm.

 

A. Khuyến cáo phòng ngừa và điều trị COVID-19

Các biện pháp phòng ngừa chung

Các biện pháp phòng ngừa chung theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nam Phi nhằm giảm thiểu phơi nhiễm COVID-19:

1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng tối thiểu 20s https://www.youtube.com/watch?v=d914EnpU4Fo)

2. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, sử dụng cồn rửa tay nhanh (nồng độ cồn >60%).

3. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.

Tránh tiếp xúc gần với người ốm.

5. Ở nhà khi có triệu chứng bệnh lý nào đó và cố gắng giũ khoảng cách xa với người khác ở nhà.

6. Ho, hắt hơi vào khăn mềm hoặc vào khuỷu tay (nếu không có khăn), sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác.

7. Làm sạch và khử khuẩn các bề mặt chạm và tiếp xúc thường xuyên.

8. Tránh chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng. Bạn có thể sử dụng khăn tay hoặc giấy mềm nếu có thể khi chạm vào tay nắm cửa.

9. Bạn có thể tháo giầy khi vào nhà. Một số gia đình bố trí dầy, dép đi trong nhà và ngoài nhà.

10. Tránh hành động thân mật với người khác như bắt tay, ôm, hôn. Một nụ cười hoặc lời nói thân mật vẫn đủ để biểu hiện.

11. Nếu bản ốm, hãy ở nhà, trừ khi cần phải chăm sóc y tế. Tránh đi thăm người ốm hoặc tránh người khác thăm bạn khi bạn bị ốm.

12. Nếu bạn phải đi đến một quốc gia khác mà đã công bố có dịch corona hoặc bạn tiếp xúc với người khác mà đã được xác nhận nhiễm coronavirus, thông báo đến cơ quan y tế và bạn cần cách ly 14 ngày.

13. Nếu bạn lo lắng sẽ trở thành người bị phơi nhiễm với coronavirrus – bạn có thể muốn tránh tham dự các sự kiện cộng đồng lớn, hoặc di chuyển đến các quốc gia có số lượng người lây nhiễm lớn.

14. Liên lạc với bác sỹ nếu bạn thấy bị ốm. Các triệu chứng chính của Coronavirrus là sốt, ho, khó thở. Bác sỹ có thể đề nghị làm xét nghiệm nếu nghi ngời bạn bị nhiễm Coronavirus.

15. Tránh tiếp xúc với các động vật nuôi hoặc hoang dã (sống hoặc chết), các chợ bán động vật, các sản phẩm là từ động vật sống.

16. Đeo khẩu trang nếu bạn ốm và có nhiều người xung quanh hoặc đến cơ sở y tế hoặc nếu bạn vận chuyển người ốm.

Quản lý chung

Toàn bộ bệnh nhân xác định nhiễm COVID-19 nên được cách ly. Không phải toàn bộ bệnh nhân cần nhập viện. Theo quan điểm bùng phát nhu cầu, các nước đang, các quốc gia đang phát triển chính sách nhập viện. Nhìn chung, bệnh nhân có nguy cơ cao, người nhiễm trùng nặng cần được đưa vào các đơn vị cách ly trong bệnh viện. Bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc, nghỉ ngơi tại giường, hỗ trợ dinh dưỡng và bù dịch, duy trì huyết áp và oxy máu là các điều trị quan trọng, cho cả bệnh nhân rất nặng.

 

B. Ảnh hưởng của COVID-19 lên thận

Không có bằng chứng rằng COVID-19 ảnh hưởng bất lợi lên thận ở người nhiễm trùng nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, ở những người biểu hiện bệnh nặng, bất thường ở thận chiếm khoảng 25-50%, biểu hiện là tăng đào thải protein và hồng cầu niệu. Một tỷ lệ nhỏ (dưới 15%) có giảm mức lọc cầu thận (tổn hương thận cấp). Ảnh hưởng lâu dài lên thận và tỷ lệ sống chưa được thống kê.

 

C. COVID-19 ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn

COVID-19 là một mối đe dọa đặc biệt cho bệnh nhân bệnh thận mạn, đặc biệt là người bệnh lọc máu và ghép thận. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể có biểu hiện bệnh nhẹ hơn đối tượng bệnh nhân khác nhiễm COVID-19. Bệnh nhân ghép thận nên thực hiện các hướng dẫn ở trên để đề phòng lây nhiễm. Toàn bộ bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc như liều đã được kê đơn bao gồm ức chế men chuyển trừ khi có chỉ định khác của bác sỹ.

Chiến lược quản lý bệnh nhân lọc máu

COVID-19 là một thách thức lớn cho người bệnh lọc máu, đặc biệt là bệnh nhân lọc máu ở các trung tâm chạy thận. Bệnh nhân tăng ure máu dễ bị tổn thương và có thể có biểu hiện lâm sàng rất thay đổi. Hơn nưa, không giống như những đối tượng bệnh nhân khác, bệnh nhân lọc máu nhiễm COVID-19 vẫn cần phải đến trung tâm lọc máu theo lịch. Điều này làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh, cho cả nhân viên y tế, bệnh nhân khác và toàn bộ người tiếp xúc khác.

Là một bộ phận của kiểm soát nhiễm trùng thường quy, các đơn vị lọc máu nên thiết lập các chính sách và quy trình phòng ngừa và giảm thiểu con đường lây nhiễm bệnh.

Hội Thận học Trung Quốc và Hội Thận học Đài loan hiện nay đã phát triển hướng dẫn cho các đơn vị lọc máu trong thời gian bùng nổ COVID-19, phối hợp với Hội Thận học Hoa Kỳ/TRung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Hiệp hội Thận học Châu Âu. Tổng hợp ở bên dưới.

Đơn vị chạy thận và nhân viên

1. Tranh ảnh, cảnh báo nên được đặt ở lối ra vào và khu vực chờ nhấn mạnh triệu chứng của nhiễm COVID-19.

2. Tranh ảnh/cảnh báo nên được đặt ở lối ra vào và khu vực chờ với lời khuyên về vệ sinh (rửa tay/các quy trình vô trùng và cách ho/hắt hơi).

3. Nhóm làm việc điều trị lọc máu gồm bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên nên được đào tạo để cập nhật các kiến thức lâm sàng của dịch COVID-19, nhấn mạnh lây nhiễm ở mức độ nguy cơ, công cụ phòng ngừa dịch, và các hướng dẫn của chính phủ, tổ chức xã hội và lãnh đạo bệnh viện. Danh sách nhân viên nên được lưu và đêt tại khoa lọc máu.

4. Thông tin về đi lại, nghề nghiệp, tiền sử tiếp xúc, hội họp của mỗi nhân viên, bệnh nhân lọc máu, thành viên gia đình, cư dân tại nơi ở, đồng nghiệp tại nơi làm việc nên được thu thập và cập nhật thường xuyên.

5. Các khuyến cáo điều trị sau cùng và thông tin về dịch bệnh nên được cập nhật và chia sẻ cho toàn bộ nhân viên.

6. Hoạt động nhóm, bao gồm nhóm thảo luận, nhóm nghiên cứu, thảo luận ca bệnh nên tránh và giảm thiểu.

7. Người ta khuyến cáo rằng nhân viên dùng bữa ăn ở các thời điểm khác nhau. Kính, khẩu trang, mũ nên được tháo trước khi ăn, rửa tay dưới vòi nước chảy. Hạn chế nói chuyện trong khi ăn để hạn chế giọt bắn.

8. Nhân viên nên tự theo dõi triệu chứng và thông báo đến lãnh đạo trong trường hợp họ và người trong gia đình họ có triệu chứng gợi ý nhiễm COVID-19.

9. Kiểm saots lối ra vào, nhận biết và cách ly người có nguy cơ lây nhiễm, đo thân nhiệt, rửa tay, trang bị bảo hộ (mức độ phẫu thuật hoặc N95) trong khi thực hiện quy trình lọc máu, khử khuẩn máu, làm sạch môi trường, điều hòa không khí và thông khí nên được thiết lập.

10. Không nên chạm vào bệnh nhân hoặc sử dụng ống nghe trừ khi cần thiết.

Quản lý bệnh nhân

1. Toàn bộ bệnh nhân nên được theo dõi thân nhiệt khi đến đơn vị lọc máu

2. Bệnh nhân và người đi kèm nên khử khuẩn tay khi đến đơn vị lọc máu.

3. Bệnh nhân nên tránh ăn uống trong khi lọc máu. Họ có thể mang đồ ăn đóng hộp để đề phòng hạ đường huyết.

4. Bệnh nhân có sốt hoặc có triệu chứng hô hấp nên gọi điện đến trung tâm lọc máu trước khi đến, được thăm khám ở phòng riêng hoặc khu vực riêng và nên được sàng lọc nhiễm COVID-19. Bệnh nhân nghi ngời nhiễm COVID-19 nên nhân được “Mô hình Chăm sóc Lọc máu cố định” trong 14 ngày cách ly.

i. Nơi điều trị lọc máu: bệnh nhân nên được tiếp tục lọc máu ở trung tâm lọc máu của địa phương và không chuyển đến trung tâm khác.

ii. Ca lọc máu và ca nhân viên: Không đổi ca lọc máu và ca làm việc của nhân viên để tránh lây nhiễm chéo giữa các ca.

iii. Bệnh nhân cần phẫu thuật đường vào mạch máu nên được thám khám coronavirus mới trước khi phẫu thuật. Thực hiện phẫu thuật trên bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm coronavirus mới nên được thực hiện tại phòng phẫu thuật được thiết kế đặc biệt và trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế.

iv. Vận chuyển: Không nên sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng. Bệnh nhân được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển cá nhân và đi theo tuyến đường vận chuyển cố định. Nhân viên vận chuyển hoặc người vận chuyển nên đeo khẩu trang mức độ phẫu thuật hoặc N95.

v. Toàn bộ bệnh nhân có sốt nên được thăm khám nhiễm coronavirus và nên sắp xếp ở ca lọc máu cuối cùng của ngày cho đến khi loại trừ nhiễ COVID-19.

vi. Lối ra vào bệnh viện và đơn vị lọc máu: điểm đón và trả không nên chia sẻ chung với bệnh nhân lọc máu khác. Lối vào và lối ra với các bệnh nhân khác nên tránh. Lối đi, phương tiện và thời điểm vận chuyển bệnh nhân nên cố định.

vii. Các chú ý ở đơn vị lọc máu: Bệnh nhân không nên để gần nhau, với khoảng cách ít nhất 6 feet giữa các bệnh nhân. Khu vực đợi và phòng bệnh nên được điều hòa và thông khí tốt để đưa giọt bắn ra ngoài không khí.

viii. Chỉ định nhân viên chăm sóc: toàn bộ nhân viên bao gồm nhân viên điều trị trực tiếp cho bệnh nhân nên trang bị phương tiện bảo vệ đầy đủ, bao gồm: quần áo cách ly dài tay, không thấm nước; mũ trùm tóc, kính mắt; găng tay, khẩu trang y tế (mức độ phẫu thuật hoặc N95). Tuân thủ chặt chẽ quy định rửa tay.

ix. Máy lọc máu: thiết bị tiếp xúc với bệnh nhân hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn nên được khử khuẩn theo quy trình chuẩn.

5. Nếu ca bệnh mới được xác định hoặc có mức độ nghi ngờ cao bị lây nhiễm coronavirus mới ở trung tâm lọc máu, việc khử khuẩn nên được thực hiện ngay lập tức. Các khu vực tiếp xúc gần với bệnh nhân đó không nên sử dụng cho bệnh nhân khác cho đến khi đã được làm sạch thích hợp.

6. Chất thải y tế từ bệnh nhân đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm coronavirus mới nên được lưu ý là chất thải y tế nguy cơ lây nhiễm cao và được thải bỏ theo quy định.

7. Cơ sở y tế nên được thông báo trong trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm COVID-19.

Bảng dưới đây đề nghị các phương tiện bảo hộ yêu cầu cho các mức độ tiếp xúc khác nhau:

PHÂN LOẠI NHÂN VIÊN VỆ SINH TAY BẢO VỆ MẮT N95 KHẨU TRANG PHẪU THUẬT TẠP DỀ ÁO CHOÀNG (1 LẦN) GĂNG TAY (1 LẦN)
Nhân viên lễ tân
Nhân viên phân loại bệnh nhân
Nhân viên y tế khác

Tha gia khám bệnh nhân

Nhân viên y tế khác

Tiến hành các thủ thuật và điều trị cho trường hợp rất nặng

Có nếu không có áo choàng
Nhân viên vệ sinh
Nhân viên an ninh/khuân vác Có nếu bệnh nhân không đeo khẩu trang
Nhân viên vận chuyển

Khuyến cáo cho các thành viên gia đình người bệnh

1. Toàn bộ các thành viên trong gia đình sống với bệnh nhân lọc máu phải thực hiện theo toàn bộ các chú ý và quy định cho bệnh nhân để đề phòng lây nhiễm từ người sang người (xem trên) và lây truyền trong gia đình, gồ đo thân nhiệt, vệ sinh cá nhâ, rửa tay tốt và báo cáo các ca có khả năng lây nhiễm.

2. Bệnh nhân lọc mãu có người nhà là đối tượng cách ly có thể lọc máu thông thường trong vòng 14 ngày.

3. Khi thành viên trong gia đình bệnh nhân lọc máu đa được xác nhận là nhiễm COVID-19, bệnh nhân được nâng mức độ chú ý và điều trị theo các hướng dẫn ở trên.

 

TÓM LẠI:

COVID-19, một bệnh gây ra bởi loại coronavirus mới, là một thảm họ toàn cầu. Ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm này lên người bệnh thận mạn chưa được nghiên cứu đầy đủ, và quản lý ở bệnh nhân lọc máu bị nghi ngời có tiếp xuacs với COVID-19 nên được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ để giảm thiểu lây nhiễm cho bệnh nhân và nhân viên y tế thực hiện điều trị cho bệnh nhân.