Tan Thanh Medical – Trust – Cooperation – Success

70 nghìn trẻ được tiêm, phản ứng vẫn trong cho phép

Ngày đăng: 04-01-2019 Lượt xem: 799

Một tháng sau khi triển khai tiêm văc xin 5 trong 1 ComBE Five đã có 70.000 trẻ được tiêm chủng tại 12 tỉnh. “Mặc dù có ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài nhưng các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị”- GS Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ với Tiền Phong trong cuộc trò chuyện ngày 4/1.

70 nghìn trẻ được tiêm, phản ứng vẫn trong cho phép

Thưa Giáo sư việc thay thế vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem bằng ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế triển khai thí điểm tại 7 tỉnh thành, sau quá trình thí điểm này, Bộ Y tế đánh giá hiệu quả như thế nào?

-Trong hai tháng 10 và 11/2018, Dự án TCMR đã triển khai tiêm vắc xin ComBE Five phối hợp phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh là Hà Nam, Yên Bái, Bắc Giang, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp và Bà Rịa Vũng Tàu.

70 nghìn trẻ được tiêm, phản ứng vẫn trong cho phép - ảnh 1

GS Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Theo báo cáo của các địa phương, đã có 17.356 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five tại 7 tỉnh, với tỷ lệ 75,7%. Đây cũng là tháng đầu tiên triển khai vắc xin ComBE Five nên việc khám sàng lọc, chỉ định tiêm đã được các cơ sở tiêm chủng thực hiện chặt chẽ hơn, tỷ lệ tạm hoãn cao hơn so với các tháng khác. Bên cạnh đó, một số cháu đã được bố mẹ cho tiêm vắc xin 5 trong 1 có thành phần tương tự tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trước thời gian chuyển đổi.

Việc theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin đã được thực hiện chủ động, chặt chẽ trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng, ghi chép và báo cáo tất cả các trường hợp phản ứng thông thường được người nhà và cán bộ y tế ghi nhận.

Theo tài liệu của WHO, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào, trong đó có vắc xin ComBE Five: sốt từ 38-39°C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%.

Bộ Y tế cho rằng những phản ứng sau tiêm của vắc xin 5 trong 1 ComBE Five diễn ra đều rất thấp so với thông báo của Tổ chức Y tế thế gới, vì vậy thời gian tới vắc xin thay thế Quinvaxem này vẫn được tiếp tục triển khai trên toàn quốc.

Vắc xin ComBE Five đã được triển khai an toàn, tỷ lệ phản ứng thông thường như sốt dưới 39 oC, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, khó chịu, quấy khóc … là 5,5%. Ngoài ra, có một số trường hợp sốt cao trên 39 oC đã được cán bộ y tế và cha mẹ theo dõi và xử trí kịp thời. Các trường hợp này đã hết sốt sau đó từ 1-2 ngày. Việc triển khai vắc xin ComBE Five đã nhận được sự chấp nhận của cộng đồng. Không có trường hợp từ chối tiêm vắc xin.

70 nghìn trẻ được tiêm, phản ứng vẫn trong cho phép - ảnh 2Vắc xin Combe Five thay thế cho Quinvaxem vừa được triển khai từ tháng 12/2018 và hiện đã có 70.000 trẻ ở 12 được tiêm chủng

Tháng 12/2018, Bộ Y tế triển khai tiêm đại trà vắc xin ComBE Five và gặp khá nhiều trường hợp tai biến, có 2 trường hợp tử vong được cho có nguyên nhân sau tiêm vắc xin này, GS có thể lý giải về nguyên nhân sự cố trên?

Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai trên quy mô toàn quốc từ tháng 12/2018. Đến nay, đã có khoảng 70.000 trẻ được tiêm chủng vắc xin ComBE Five tại 12 tỉnh triển khai. Theo báo cáo của các địa phương, ngoài phản ứng thông thường như: sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc… ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài nhưng đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Riêng tại tỉnh Nam Định, có hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà từ 36 đến 48 giờ sau tiêm chủng. Hai trẻ đều được khám sàng lọc và tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, sau tiêm được theo dõi 30 phút tại trạm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường. Sau khi về nhà, trong vòng một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế. Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện. Tuy nhiên, khi tới bệnh viện hai cháu đã tử vong. Sở Y tế Nam Định đã khẩn trương tiến hành điều tra các trường hợp này và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân, không nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng.

Nhiều tai biến tương tự sau tiêm cũng diễn ra ở Bình Định và một số tỉnh khác, liệu Bộ Y tế có ngưng tiêm vắc xin này sau khi xem xét các tai biến nếu có?

 Trong thời gian triển khai vắc xin mới, các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến sức khỏe của con sau tiêm vắc xin nên có thể ghi nhận các trường hợp phản ứng thông thường. Mặc dù vậy, sau triển khai trên diện rộng 1 tháng, tỷ lệ trẻ có các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin ComBE Five tương đương như vắc xin Quinvaxem sử dụng trong TCMR trước đây và thấp hơn so với thông báo của WHO.

Theo tài liệu của WHO, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào, tương tự như vắc xin ComBE Five: sốt từ 38-39°C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng như sốc phản vệ có thể tới 20 trường hợp/ 1 triệu liều vắc xin sử dụng. Các phản ứng nặng cần được phát hiện để đưa tới cơ sở y tế kịp thời và trẻ sẽ bình phục.

Trên thực tế, 2 trường hợp tử vong tại Nam Định đã được hội đồng Tư vấn chuyên môn của Sở Y tế xem xét và kết luận trẻ tử vong không rõ nguyên nhân và không liên quan đến thực hành tiêm chủng.

Trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin 5 trong 1 phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến. Mặc dù thuốc và phương tiện điều trị các bệnh này đã có những bước tiến xa song tỷ lệ trẻ bị biến chứng nếu mắc những bệnh vẫn ở mức cao, thậm chí tử vong. Nhưng tiêm chủng vắc xin phối hợp là rất cần thiết và hiệu quả cao trong phòng bệnh.

Bài học từ vụ dịch sởi năm 2014, con số hàng trăm trường hợp mắc bệnh do ho gà, hàng chục trường hợp mắc bạch hầu và các trường hợp tử vong đang tiếc do không tiêm chủng mỗi năm vẫn nhắc nhở chúng ta cần phải duy trì tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi vắc xin cho trẻ em.

70 nghìn trẻ được tiêm, phản ứng vẫn trong cho phép - ảnh 3Tỉ lệ phản ứng sau tiêm của Combe Five được cho thấp hơn của Quinvaxem và nằm trong thông báo cho phép của WHO. Bộ Y tế khuyến cáo không vì một số ca phản ứng sau tiêm mà bỏ qua cơ hội tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ

Hiện tại vắc xin ComBe Five tiếp tục triển khai tại các địa phương khác trên toàn quốc. Các trường hợp chưa tiêm chủng vắc xin này trong các tháng gần đây cũng sẽ được tiêm bù mũi. Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh/thành phố thực hiện tiêm vắc xin ComBE Five theo kế hoạch.

Rất nhiều phụ huynh có trẻ đang trong độ tuổi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 ComBE Five đang lo lắng, họ rất cần những lời khuyên từ Giáo sư.

Hiện nay, việc triển khai vắc xin phối hợp ComBE Five đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, xã hội và các cơ quan truyền thông.  Vắc xin ComBE Five cũng như các loại vắc xin khác hiện đang sử dụng trong Chương trình TCMR là một trong những loại sinh phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt nhất về tính an toàn. Vắc xin ComBE Five đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO từ năm 2012. Trước khi đưa vào chương trình TCMR, đã có hơn 400 triệu liều vắc xin ComBE Five đã được sử dụng ở 43 quốc gia.

Vắc xin ComBE Five đã được thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam và được chứng minh là an toàn. Vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tháng 5 năm 2017. Từng lô vắc xin khi nhập về Việt Nam đều phải được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm định. Chỉ các lô vắc xin đạt tiêu chuẩn an toàn thì mới được đưa ra sử dụng.

Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý với các bà mẹ, vắc xin cũng như thuốc, không có loại vắc xin nào là tuyệt đối an toàn. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm vắc xin ở mức thấp nhưng điều quan trọng nhất là tất cả các trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng hoặc đã xử lý tại nhà hơn 1 ngày mà trẻ không đỡ hoặc nặng lên thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời tránh rủi ro đáng tiếc.

Các biểu hiện bất thường sau tiêm chủng có thể đề cập tới như trẻ sốt cao >39oC, co giật, khóc thét, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú, li bì… Các bà mẹ cần cho trẻ ở lại trạm y tế sau tiêm 30 phút và theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng ít nhất 1-2 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

02422286868