Chạy thận nhân tạo được xem là một phương pháp điều trị cuối cùng dành cho những người bị suy thận giai đoạn cuối. Vậy phương pháp điều trị chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận như thế nào?

Mọi người có thể tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về phương pháp chạy thận nhân tạo nhé.

Chạy thận nhân tạo là gì

Chạy thận nhân tạo hay còn gọi là Thẩm tách máu. Đây là một phương pháp điều trị dành cho những người bị suy giảm chức năng thận ở giai đoạn nặng (suy thận). Phương pháp này sẽ thay thế chức năng của thận bằng cách sử dụng máy chạy thận.

 

Người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo
Người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo

Máy chạy thận này có nhiệm vụ lọc sạch máu trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân nên được gọi là thận nhân tạo.

Với phương pháp chạy thận nhân tạo thì người bệnh có thể điều trị ở các cơ sở y tế hoặc điều trị ngay tại nhà. Phương pháp này cho phép bệnh nhân điều chỉnh lịch điều trị phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của mình.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Thời gian chạy thận nhân tạo một lần

Chạy thận nhân tạo trong thời gian bao lâu
Chạy thận nhân tạo trong thời gian bao lâu

Người bệnh cần phải thực hiện chạy thận nhân tạo đều đặn 3 lần/ tuần. Mỗi lần chạy thận kéo dài trong thời gian tối thiểu là 4 giờ.

Phương pháp này chỉ mất khoảng 12 giờ chạy thận mỗi tuần. Trong khi thận khỏe mạnh phải hoạt động liên tục để có thể lọc được đáp ứng cho nhu cầu cơ thể.

Tuy nhiên, người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo suốt đời để thay thế cho chức năng của thận.

Khi nào cần chạy thận nhân tạo

Để giải đáp được câu hỏi lúc nào thì cần phải chạy thận nhân tạo thì phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thận và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Yếu tố xác định cần phải chạy thận nhân tạo
Yếu tố xác định cần phải chạy thận nhân tạo

Bác sĩ sẽ quyết định khi nào phải chạy thận bằng cách cách kiểm tra máu để đánh giá chức năng thận. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào một số yếu tố khác như:

  • Sức khỏe tổng quát
  • Chức năng thận
  • Dấu hiệu và triệu chứng
  • Chất lượng cuộc sống
  • Sở thích cá nhân

Nguyên lý chạy thận nhân tạo

Trước khi thực hiện chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ được phẫu thuật nối thông động tĩnh mạch để tăng lưu thông máu đến máy chạy thận và dòng chảy từ máy trở lại cơ thể.

Quy trình chạy thận nhân tạo cho người bị suy thận
Quy trình chạy thận nhân tạo cho người bị suy thận

Quy trình chạy thận nhân tạo được thực hiện với một vòng tuần hoàn khép kín gồm máy lọc thận, kim ra và kim vào. Máu của người bệnh sẽ được đưa qua màng lọc của máy chậy thận để lọc sạch máu và nước dư thừa. Máu được lọc sạch bằng màng lọc thẩm tách bao gồm nước siêu tinh khiết và chất điện giải. Khi máu được lọc sạch sẽ đưa trở lại cơ thể người bệnh.

Mỗi bệnh nhân sẽ có một hệ thống lọc thận khác nhau. Mỗi quả lọc thận cần phải được ngâm rửa kỹ trong hóa chất sau đó rửa lại bằng nước tinh khiết trước khi dùng cho lần kế tiếp.

Trước khi thực hiện chạy thận nhân tạo thì người bệnh cần kiểm tra cân nặng để bác sĩ cài đặt lượng nước cần rút ra trên máy.

Những phương pháp chạy thận nhân tạo bao gồm:

  • Chạy thận nhân tạo tại cơ sở y tế. Người bệnh có thể thực hiện thẩm tách máu bằng máy lọc thận tại bệnh viện hoặc trung tâm. Quy trình này thường được thực hiện 3 ngày một tuần và mất từ ​​3–5 giờ mỗi ngày.
  • Chạy thận nhân tạo tại nhà. Người bệnh có thể thực hiện thảm tách máu ngay tại nhà khi được chỉ dẫn từ bác sĩ. Quy trình chạy thận thường được thực hiện 3 ngày một tuần và thời gian một lần lọc máu kéo dài 6 giờ.
  • Chạy thận nhân tạo hàng ngày tại nhà. Người có thể thực hiện các biện pháp thảm tách máu bằng máy lọc thận hàng ngày tại nhà khi có chỉ định của bác sĩ. Quy trình này được thực hiện từ 5–7 ngày/ tuần và mỗi lần kéo dài khoảng 3 giờ.
  • Chạy thận nhân tạo vào ban đêm ngay tại nhà. Đối với cách này thì người bệnh cần thẩm tách máu từ 3–7 đêm một tuần. Mỗi lần chạy thận được thực hiện qua đêm (khoảng 6–8 giờ).

Lưu ý trong quá trình chạy thận nhân tạo

Khi chạy thận nhân tạo thì mọi người cần chú ý những vấn đề sau đây bao gồm:

  • Rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày, trước mỗi lần lọc máu
  • Không đè ép hay mang vác đồ vật nặng bằng tay có mổ FAV
  • Không cho ai đo huyết áp tay có mổ FAV
  • khi có bất thường về dòng máu hay cảm thấy không thoải mái bất kỳ điều gì về tay có mổ FAV cần báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ
  • Theo dõi cân nặng hàng ngày
  • Người bệnh cần hạn chế thức ăn nhiều muối mặn và nhiều kali
  • Thức ăn nhiều chất khoáng có thể giúp bạn tránh loãng xương khi bạn bị suy thận

Chạy thận nhân tạo tốn bao nhiêu tiền

Chi phí cho một lần chạy thận nhân tạo là bao nhiêu? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người đang quan tâm, đặc biệt là người đang có nhu cầu chạy thận. Mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Chi phí một lần chạy thận nhân tạo là bao nhiêu
Chi phí một lần chạy thận nhân tạo là bao nhiêu

Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm sẽ được trừ chi chí từ 80 – 95%. Người bệnh sẽ phải đóng chi phí chạy thận nhân tạo còn lại từ 5 – 20% và các chi phí không có trong điều khoản được miễn của thẻ bảo hiểm.

Mỗi máy chạy thận nhân tạo thường có giá bán rất đắt nên ít bệnh nhân có điều kiện mua được máy. Mỗi máy chạy thận có giá dao động từ 16.000 – 17.000 USD.

Do đó, chi phí cho mỗi lần thực hiện chạy thận nhân tạo là khoảng 5 – 8 USD (tương đương với 105.000 – 165.000 VNĐ). Tuy nhiên, người bệnh cũng sẽ phải chi trả các chi phí khác trong quá trình chạy thận nên giá sẽ cao hơn nhiều so với giá niêm yết.

Bảng giá chạy thận nhân tạo ở một số bệnh viện lớn tại Tp Hồ Chí Minh như:

  • Bệnh viện 175 là 530.575 VNĐ
  • Bệnh viện Miền Đông là 495.904 VNĐ
  • Bệnh viện Chợ Rẫy có giá cực cao hơn. Đối với công nghệ HDF online là 950.000 VNĐ và công nghệ thường là 750.000 – 790.000 VNĐ

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu

Theo các bác sĩ tại Mỹ, người bệnh chạy thận nhân tạo sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể như sau:

  • Thể lực của người bệnh
  • Giai đoạn mắc bệnh
  • Chế độ ăn uống và chăm sóc của người bệnh

Theo thống kê cho thấy, người bệnh có thể sống được từ 5 – 10 năm nếu chạy thận nhân tạo đều đặn. Nhiều trường hợp ghi nhân bệnh nhân có thể sống được 20 – 30 năm.

Dấu hiệu và biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo

Dấu hiệu xảy ra trong quá trình chạy thận

Có thể xuất hiện một số dấu hiệu xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo như:

  • Cảm thấy nhìn mờ
  • Khó thở
  • Đau bụng
  • Vọp bẻ
  • Buồn nôn hay nôn ói

Biến chứng trong quá trình chạy thận

Theo thống kê cho thấy, người bệnh có thể gặp những biến chứng trong quá trình chạy thận nhân tạo bao gồm:

  • Tụt huyết áp (20-30%)
  • Chuột rút (5-20%)
  • Buồn nôn và nôn (5-15%)
  • Nhức đầu (5%)
  • Đau ngực (2-5%)
  • Ngứa (5%)
  • Sốt ớn lạnh (<1%)

Biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài

Các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi chạy thận nhân tạo trong quá trình lâu dài bao gồm:

  • Lọc không đầy đủ các chất thải
  • Huyết khối hình thành trong quá trình thẩm tách
  • Các vấn đề tim mạch (bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đột quỵ)

Chế độ ăn dành cho người chạy thận nhân tạo

Theo các bác sĩ chuyên thận tiết niệu cho biết, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bằng máy chạy thận.

Chạy thận nhân tạo nên ăn gì
Chạy thận nhân tạo nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng dành cho người đang chạy thận nhân tạo bao gồm:

  • Cần ăn giảm đạm. Người bệnh chạy thận 1 lần/ tuần thì bổ sung lượng đạm cần 1g/kg cân nặng một ngày. Chạy thận 2 lần/ tuần thì bổ sung lượng đạm cần 1,2 g/kg cân nặng. Chạy thận 3 lần/tuần thì cần bổ sung 1,4 g đạm trên một kg cân nặng.
  • Bạn cũng cần ăn giảm muối với tối đa 3 g mỗi ngày, giảm phốt pho, tăng canxi
  • Bệnh nhân chạy thận nên ưu tiên thực phẩm đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa…
  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc
  • Nên ăn ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai sọ, khoai lang, sắn,…
  • Ăn dưới 200g gạo mỗi ngày và rau củ như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su
  • Hạn chế ăn rau củ có hàm lượng đạm cao như rau muống, rau ngót, rau dền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh
  • Tránh ăn hoặc uống thực phẩm chứa muối như dưa muối, cà muối, thịt cá muối
  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…
  • Hạn chế thực phẩm giàu phốt pho như tạng động vật, chocolate, ca cao…
  • Đặc biệt, hạn chế thức ăn chứa nhiều kali như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô và tăng thực phẩm giàu can xi như sữa, cá con, cua
  • Bệnh nhân cũng chú ý uống nước lượng vừa phải, không uống quá nhiều

Ngoài cách chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể sử dụng cách ghép thận nhân tạo để điều trị bệnh.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức phương pháp chạy thận nhân tạo và những quy trình, chi phí và chế độ ăn uống. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức về cách điều trị bệnh thận này.