Mới đây, những nhà khoa học ở Đại học Stanford Mỹ đã nghiên cứu, sản xuất thành công “vắc xin ung thư”, tương lai tươi sáng triệt để chiến thắng căn bệnh nan y này đã được mở ra.

“Vắc xin điều trị đa ung thư?

Theo thông tin được các nhà khoa học thì sau khi tiêm vắc xin, các tế bào ung thư trong cơ thể nó hoàn toàn biến mất, không những thế loại vắc xin này còn có tác dụng đối với nhiều loại ung thư khác nhau.

Nghiên cứu trê của nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ronald Levy của Học viện Y khoa, Đại học Stanford đã nghiên cứu chế tạo ra loại vắc xin này trên cơ sở kết hợp 2 dung dịch kích thích miễn dịch.

Khi thí nghiệm, những nhân viên nghiên cứu đã cấy 2 khối u lympho ung thư vào 2 vị trí trên cơ thể chuột, sau đó họ tiêm một lượng nhỏ vắc xin vào 1 trong 2 khối u kích thích tế bào trong khối u. Kết quả cho thấy, sau khi được tiêm vắc xin, không những khối u được tiêm vào bị tiêu diệt mà khối u kia cũng biến mất.

Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam nói gì về tương lai tươi sáng chiến thắng bệnh ung thư? - Ảnh 1.

Vắc xin trị ung thư mở ra nhiều hi vọng cho người bệnh

Trong hạng mục nghiên cứu này, trong số 90 con chuột được dùng thí nghiệm, có 87 con tế nào ung thư hoàn toàn biến mất, tỷ lệ thành công đạt 97%, chỉ có 3 con tế bào ung thư tái phát, nhưng khi tiêm lần thứ 2 thì các khối ung thư đều biến mất.

Loại vắc xin kháng ung thư kiểu mới này có hiệu quả đối với khá nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả loại ung thư tự nhiên phát sinh. Những nhân viên nghiên cứu đã giành được kết quả giống nhau khi thử nghiệm đối với các loại ung thư vú, đại tràng và ung thư da.

Thôn tin này nhanh chóng được cộng đồng bệnh nhân ung thư Việt Nam chia sẻ và họ vui mừng vì sắp có loại vắc xin có thể giúp họ điều trị được bệnh ung thư. Nhiều người mong mỏi vắc xin nhanh chóng được triển khai trên người để họ có cơ hội điều trị bệnh.

Theo ước tính của GLOBOCAN 2018 cho thấy năm 2018 có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư.

Tại Việt Nam với dân số là 96.491.142 người, trong năm 2018 có 164.671 ca ung thư mới mắc, có 114.871 người tử vong do ung thư và 300.033 đang sống chung với ung thư. Với những thống kê về bệnh ung thư như trên thì bất cứ một tia hi vọng gì cho bệnh nhân ung thư đều được chào đón.

Chỉ là nghiên cứu

Theo Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM thông tin này nhanh chóng được nhiều người hỏi tới ông. Họ tin rằng sắp có thứ vắc xin để điều trị bệnh ung thư.

Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam nói gì về tương lai tươi sáng chiến thắng bệnh ung thư? - Ảnh 2.

GS Nguyễn Chấn Hùng cho rằng nó vẫn chỉ là nghiên cứu chưa đưa vào lâm sàng

Những nghiên cứu của trường Đại học Stanford, Mỹ khá uy tín. Tuy nhiên, Giáo sư Hùngcho biết đây chỉ là bước đầu nghiên cứu trên chuột và từ chuột để đến bước thử nghiệm trên người còn rất nhiều thời gian. Thời gian nghiên cứu trên động vật và người không phải một năm, hai năm là xong mà cần rất nhiều nghiên cứu khác.

PGS Phạm Xuân Dũng – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, rất nhiều vắc xin đã được nghiên cứu nhưng đến hiện nay chỉ có duy nhất một sản phẩm được cấp phép trên toàn thế giới dùng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến xa kháng cắt tinh hoàn /Castration –Resistant Prostate Cancer (Chi phí cho điều trị là 100.000USD năm 2014).

Việc sử dụng vắc xin phòng ngừa ung thư tái phát vẫn chưa được chứng minh và còn đang tiếp tục nghiên cứu trong khi đó một số loại thuốc hóa trị, nhắm trúng đích…đã được chứng minh hiệu quả cho một số loại ung thư và đã được đưa vào các hướng dẫn điều trị quốc tế (NCCN, ESMO…)

Khi thực nghiệm trên bệnh nhân ung thư xong còn đợi được chấp nhận của cơ quan dược và thực phẩm của Mỹ gọi tắt là FDA cũng là quá trình rất nhiều thời gian.

Giáo sư Hùng khuyến cáo, người bệnh ung thư không nên mong chờ một loại thuốc mới mà bỏ qua bất cứ phương thuốc điều trị nào hiện nay.

Với ung thư hiện có hai vắc xin đó là vắc xin ngừa ung thư như: vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, vắc xin viêm gan B.

Vắc xin trong điều trị ung thư, dù là một liệu pháp hứa hẹn, nhưng tại thời điểm vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Người bệnh nhân cần phải thật tỉnh táo dựa trên các chứng cứ khoa học, tránh nhầm lẫn giữa phòng ngừa và điều trị, giữa đáp ứng và trị khỏi, giữa còn đang nghiên cứu hay đã có kết luận và cấp phép như đã nêu trên.