Sàng lọc bệnh thận mạn nên bao gồm sự hiện diện của protein niệu và ước tính chức năng thận. Sàng lọc có mục tiêu trên bệnh nhân là các yếu tố nguy cơ của CKD. Bao gồm đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiền sử hút thuốc, béo phì, tuổi trên 60, chủng tộc, tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận.
Theo KDIGO:2012 về hướng dẫn chẩn đoán, phân loại và quản lý bệnh thận mạn, phân loại bệnh nhân bệnh thận mạn dựa vào nguyên nhân, creatinin niệu, albumin niệu. Nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn được trình bầy ở bảng dưới đây.
Bảng phân loại bệnh thận mạn: Xanh lá cây: nguy cơ thấp; Vàng: nguy cơ trung bình; cam: nguy cơ cao; Đỏ: nguy cơ rất cao
Đo protein niệu trong sàng lọc, chẩn đoán và phân loại bệnh thận mạn
Dịch tễ học Hoa Kỳ khuyến cáo đo protein niệu là một xét nghiệm sàng lọc cho tất cả các cá nhân có nguy cơ cao. Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo rằng đánh giá microalbumin niệu được tiến hành cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở thời điểm chẩn đoán và tất cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 được đánh giá sau 5 năm.
Sàng lọc có thể được tiến hành bằng que thử nước tiểu, nhưng phương pháp tốt nhất là đo tỷ lệ albumin/creatinin niệu trên cùng một mẫu nước tiểu vào buổi sáng sớm. Que thử nước tiểu có thể phát hiện cả albumin, hồng cầu và bạch cầu. Nếu que thử nước tiểu phát hiện cả hồng cầu hoặc bạch cầu, sau đó, phân tích dưới kính hiểm vi phát hiện trụ niệu nên được tiến hành. Bảng 1.1 liệt kê một vài hạn chế của đánh giá bằng que thử nước tiểu. Một vấn đề của xét nghiệm bằng que thử nước tiểu là chúng chỉ đo nồng độ và có thể đưa kết quả âm tính giả khi pha loãng nước tiểu.
Tỷ lệ albumin/ceratinin nước tiểu (UACR) khắc phục được vấn đề này bằng việc tìm tỷ lệ albumin/creatinin ngay cả khi đã bị thay đổi do pha loãng và ảnh hưởng của pha loãng được loại bỏ. Giá trị miligam của albumin trên gram hoặc milimol của creatinin, albumin niệu bình thường được xác định là dưới 30mg/g (dưới 3mg/mmol); albumin niệu vi thể là khoảng 30 – 300 mg/g (3 – 30mg/mmol); albumin niệu đại thể là trên 300mg/g (trên 30mg/mmol). Có sự tương ứng trong khoảng albumin niệu được đo ở đơn vị milligram/ngày (vd: 30 – 300 mg/ngày), và chúng tương đương với 1g creatinin được đào thải trong 1 ngày.
Thực tế, số lượng creatinin trung bình được đào thải trong ngày thực sự cao hơn, được thảo luận ở ở một bài khác, đào thải creatinin ở nam giới lớn hơn nữ giới, và người trẻ tuổi lớn hơn so với người cao tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ UACR không phải là vấn đề lâm sàng quan trọng nhất, nguy cơ tăng đào thải albumin niệu liên tục, và nguy cơ tăng mỗi khi đào thải albumin dưới 30 mg/ngày.
UACR có thể được làm ở nhiều thời điểm, nhưng độ nhạy lớn nhất là kiểm tra vào sáng sớm và có thể loại trừ được điều kiện liên quan của protein niệu tư thế đứng, khi protein niệu xuất hiện trong suốt ban ngày, nhưng trong khi đó mất đi khi ngủ. UACR dương tính nên được làm đi làm lại ít nhất 2 lần trong 3 tháng để loại trừ tổn thương thận cấp và xác nhận xét nghiệm dương tính.
Bảng 1.1: Hạn chế của que thử nước tiểu |
Âm tính giả:
Tỷ trọng nước tiểu đặc biệt thấp (<1010) Nồng độ muối nước tiểu cao Acid niệu Protein niệu không có albumin Dương tính giả Xuất hiện máu hoặc tinh dịch Kiềm niệu Chất sát khuẩn Thuốc cản từ Tỷ trọng nước tiểu đặc biệt cao (trên 1030) |
Bài sau: Mức lọc cầu thận trong sàng lọc, chẩn đoán và phân loại bệnh thận mạn